Táo bón sau sinh là hiện tượng phổ biến của nhiều bà mẹ sau sinh. Các biểu hiện như đi ngoài khó do phần cứng; đau rát là những nỗi ám ảnh lớn đối với các chị em phụ nữ sau sinh nở. Đặc biệt hơn, nếu tình trạng và diễn tiến bệnh kéo dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng; ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như: đầy bụng, trướng hơi, ăn uống khó tiêu, bệnh trĩ,…
Cùng Vietnutri tìm hiểu xem táo bón sau sinh là gì và những vấn đề có liên quan đến bệnh lý này.
Table of Contents
Câu chuyện thực tế về táo bón sau sinh
Chị Loan Nguyễn – một bà mẹ với chuỗi những ngày tháng sau sinh vất vả đã kể lại câu chuyện của mình. Chị rất căng thẳng bởi những những cơn đau hàng tuần cứ bủa vây mình một cách đau đớn. Không chỉ khó chịu về tình hình thể trạng sức khỏe hiện tại, chị Loan còn xấu hổ; thất vọng vì chứng táo bón sau sinh thường khiến vết rách âm đạo mức độ ba của cô bị nhiễm trùng nặng hơn.
Chưa dám nghĩ đến những điều tệ hơn, thì những gì chị đang đối mặt thật sự là nỗi ám ảnh lớn. Chỉ nghĩ đến điều đó thôi cũng khiến bà mẹ một con rùng mình.
Từ câu chuyện thực tế sau sinh nở, chúng ta thấy được vấn đề táo bón sau sinh; sự nhiễm trùng luôn rình rập các bà mẹ. Nghiên cứu cho thấy táo bón được cho là ảnh hưởng đến 25 – 50% phụ nữ trong hai tuần đầu sau sinh.
Với chị Loan, đã mất hơn hai tuần đi đến phòng cấp cứu; cũng như nhận được sự trợ giúp từ những bác sĩ giàu chuyên môn nhất thì vấn đề đã được kết luận. Đồng thời, đi đến những cách thức giải quyết phù hợp cho tình trạng của chị. Táo bón và ảnh hưởng của việc rặn đã tạo ra áp lực lên vết rách; khiến xảy ra hiện tượng nhiễm trùng cấp tính.
Mặc dù trải nghiệm này là một phần lý do khiến chị Loan có thể sẽ lo lắng hơn về ý định sẽ sinh thêm con. Nhưng cuối cùng, chị ấy cũng đã bình tĩnh do nhận được sự quan tâm và tư vấn từ đội ngũ y bác sĩ phụ khoa giàu tâm huyết.
Táo bón sau sinh là gì?
Đây là một hiện thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh thường và cả sinh mổ. Với nhiều đặc điểm khác nhau như đi tiêu khó khăn hoặc không thường xuyên; đi tiêu kèm theo những triệu chứng mẫn cảm, thể trạng bị suy giảm.
Nhiều người bị táo bón khi mang thai và thậm chí, nó có thể tiếp tục diễn tiến ngày một nghiêm trọng hơn. Dù cho bạn là người lần đầu sinh hoặc sau khi sinh con (nhiều hơn một lần) thì táo bón sau khi sinh vẫn có thể xảy ra đối với bạn.
Đánh giá – phân tích khoa học
Táo bón được định nghĩa là quá trình với hệ số duy trì việc đi tiêu ít hơn ba lần mỗi tuần. Và/hoặc ít thường xuyên đi tiêu hơn so với thói quen đi vệ sinh bình thường của bạn. Tình trạng này có thể kéo dài một tuần; hoặc lâu hơn cho đến khi hệ thống đào thải của cơ thể bạn hoạt động trở lại.
Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài dai dẳng, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y khoa uy tín để biết được mức độ; cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.
Nhiều người không bị táo bón khi mang thai có thể ngạc nhiên khi bị táo bón sau sinh. Mặt khác, đối với những người đã từng bị đau ruột trong quá khứ; hoặc đã từng táo bón khi họ đang mang thai, táo bón có thể tiếp tục hoặc trầm trọng hơn ngay sau khi sinh. Đó thật sự là một nỗi lo lớn đối với các bà mẹ, các chị em phụ nữ vì những điều mà mình phải đối mặt sắp đến.
Cho dù trải nghiệm đó có mới mẻ với bạn hay không, thì táo bón sau sinh vẫn không thoải mái – đặc biệt là khi cơ thể bạn vẫn đang cố gắng hồi phục sau quá trình chuyển dạ và sinh nở. Táo bón sau sinh có thể xảy ra vì một số lý do. Hiểu được chúng có thể giúp bạn tìm ra được các phương pháp điều trị tốt nhất; cải thiện các cơn đau của bạn.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón sau sinh
Táo bón sau sinh thường là một cảm giác khó chịu. Đôi lúc nó sẽ bình thường tại những thời điểm nhất định. Nhưng nó cũng gây ra sự khó chịu cho bạn trong một thời gian dài. Những lúc bi quan bạn sẽ tự hỏi và google “táo bón sau sinh bao lâu thì hết?”
Các bà mẹ sau khi sinh thì cơ thể thường rất mệt mỏi. Điều này khiến cho người mẹ thường hạn chế vận động; đi lại do phải kiêng cữ. Việc nằm cố định một chỗ, ít vận động, luyện tập cũng khiến cho khả năng hoạt động của ruột dần yếu đi; khiến phân di chuyển chậm; phân lưu lại ruột bị tái hấp thu nước nhiều lần nên khô cứng gây táo bón.
Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố chi phối. Nếu không đảm bảo một chế độ ăn cân đối – phù hợp sau sinh cũng là nguy cơ tạo ra ảnh hưởng lớn đến tình trạng táo bón của mẹ. Việc không cân nhắc kỹ lưỡng, bổ sung quá nhiều dưỡng chất; hoặc thiếu các chất dinh dưỡng đồng thời quên đi việc bổ sung rau củ quả vào bữa ăn hằng ngày cũng là nguyên nhân gây tình trạng táo bón sau sinh.
Các nguyên nhân cụ thể của táo bón sau sinh
Cùng điểm qua chuỗi thông tin về các nguyên nhân phổ biến của táo bón sau khi sinh con:
- Quá trình sinh mổ: Có thể mất đến 3 đến 4 ngày để hệ tiêu hóa của bạn bắt đầu hoạt động bình thường trở lại sau cuộc phẫu thuật lớn, bao gồm cả sinh mổ. Điều này có thể dẫn đến táo bón sau sinh mổ ở một số bà mẹ.
- Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu: Sự kéo căng xảy ra trong quá trình chuyển dạ; sinh nở có thể khiến cơ thể bạn khó di chuyển ruột hơn.
- Mất nước hoặc thiếu chất lỏng: Thiếu nước trong cơ thể (và phân), có thể xảy ra do không uống nước khi chuyển dạ; hoặc nếu bạn bị nôn mửa hoặc mất máu; làm chậm quá trình đào thải của cơ thể, dẫn đến táo bón sau sinh kéo dài cho đến khi cơ thể được bù đủ nước.
- Thay đổi nội tiết tố: Những thay đổi nội tiết tố bắt đầu từ khi bạn đang mang thai; điều chỉnh nhanh chóng ngay sau khi sinh, có thể làm chậm chức năng của ruột.
- Bổ sung sắt: Uống sắt, có thể được cung cấp nếu bạn bị thiếu máu; cũng làm chậm quá trình di chuyển của phân. Táo bón là tác dụng phụ thường gặp của viên sắt.
- Không ăn: Phản ứng của việc không ăn (ít hoặc nhiều) trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, nhịp điệu bình thường của cơ thể trở nên chậm chạp.
- Đau tầng sinh môn: Đau ở vùng đáy chậu, chẳng hạn như sau khi bị rạch tầng sinh môn; hoặc do bệnh trĩ sau sinh (do bị căng hoặc rách trong khi sinh), dẫn đến đau khi rặn. Và nhiều phụ nữ lo sợ rách chỉ nên nín đi tiêu dẫn đến táo bón sau sinh thường.
- Sử dụng thuốc giảm đau hoặc gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ: Thuốc, đặc biệt là thuốc gây mê toàn thân, được biết là có tác dụng làm chậm đường tiêu hóa.
Vấn đề về chướng ngại tâm lý của táo bón sau sinh
Nỗi lo về nhu cầu đại tiện
Thực tế khi lâm bồn, các chị em đều phải cắt tầng sinh môn để việc sinh em bé được dễ dàng. Việc lo lắng sau sinh khiến nhiều mẹ không dám đi đại tiện vì sợ đau; bục vết khâu nên thường nhịn hoặc hạn chế số lần đi đại tiện. Đó cũng là 1 trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến táo bón sau sinh.
Kelly Hayes, phó chủ tịch Hiệp hội Nữ hộ sinh của British Columbia cũng từng chia sẻ về vấn đề này. Cô nhận định trở ngại lớn nhất có thể là sự sợ hãi. Cụ thể, cô cho biết: “Đối với nhiều phụ nữ, suy nghĩ đi tiêu sau khi sinh thật đáng sợ.
Sợ vết khâu rách có thể khiến mẹ bỏ qua các dấu hiệu của cơ thể và giữ lại phân; khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Hayes lưu ý, tuy nhiên, trong 10 năm làm nữ hộ sinh, cô ấy chưa bao giờ nhìn thấy vết khâu bị rách do đi cầu.
Những e ngại về cung cấp nước cho cơ thể
Điều này có thể lý giải do tâm lý e ngại của các bà mẹ sau sinh. Khi cho con bú, một phần lượng nước trong cơ thể mẹ sẽ phải chia sẻ cho con bú. Nhưng tâm lý người mẹ lại không dám uống nhiều nước. Vì cho rằng uống nhiều nước sẽ làm loãng sữa, con bú thiếu chất. Do đó, họ tự thân giới hạn việc bổ sung nước để điều tiết lại thể trạng cơ thể của mình.
Cũng theo phân tích của Kelly Hayes, khi mọi việc trở nên khó khăn, các lựa chọn điều trị hàng đầu trở nên quan trọng. Trước khi loay hoay và hoang mang trong việc cố tìm kiếm các giải pháp xa vời trong việc điều trị. Bạn hãy quan tâm đến những giải pháp hữu ích dễ nhận biết như:
- Uống nhiều nước (đặt mục tiêu tối thiểu tám ly mỗi ngày, đặc biệt nếu bạn đang cho con bú)
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh , bổ sung mận khô và nước ép trái cây,… Đồng thời, tránh sử dụng các thực phẩm được chế biến sẵn.
Cách khắc phục táo bón sau sinh
Tùy thuộc vào các nguyên nhân cũng như tình trạng hiện tại của bạn mà cân nhắc để có những bước điều trị táo bón sau sinh phù hợp – hiệu quả. Nếu tìm ra được giải pháp phù hợp, táo bón có khả năng giải quyết chỉ trong vòng vài ngày; hoặc không kéo dài quá một tuần sau khi sinh. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể điều trị thành công chứng táo bón sau sinh tại nhà. Điều tốt nhất bạn có thể làm là chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị.
Thông thường, bạn sẽ được cung cấp thuốc làm mềm phân sau khi sinh khi ở bệnh viện và mang về nhà sau khi xuất viện để ngăn ngừa và điều trị táo bón. Nhiều trường hợp, bạn bị rách cấp độ nặng (độ 3 hoặc độ 4), kèm theo các triệu chứng bệnh trĩ, bạn cần tìm hiểu chuyên sâu hơn và cần sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ.
Giải pháp từ thuốc điều trị táo bón
Thuốc nhuận tràng nhẹ hoặc bổ sung chất xơ có thể cần thiết nếu các biện pháp khác không hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể liên hệ với bác sĩ để có các khuyến nghị về sản phẩm, liều lượng,… Nếu có các thắc mắc về công dụng, thành phần, tác dụng phụ, đừng ngần ngại đặt ra các câu hỏi để được giải đáp. được cá nhân hóa hoặc với bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể có.
Đừng bỏ qua men vi sinh chữa táo bón sau sinh tốt nhất:
- Optibac hồng review – Lăng kính trải nghiệm về Opitbac hồng liệu có thực sự tốt không?
- Optibac có tác dụng gì? Có những loại optibac nào?
- Optibac xanh lá cây review; Giải pháp sức khỏe hiệu quả từ câu chuyện trải nghiệm thực tế
- Optibac tím – Người bạn thân thiết nhất của phụ nữ!
Những lưu ý khi sử dụng thuốc trong việc điều trị táo bón sau sinh
Đối với phụ nữ đang cho con bú việc sử dụng thuốc điều trị an toàn là ưu tiên hàng đầu. Các bà mẹ cần phải hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc. Bởi thuốc có cơ chế bài tiết qua sữa mẹ. Tránh tình trạng để trẻ trở thành người dùng thuốc bị động do bú phải lượng sữa (vẫn chưa đào thải hết lượng thuốc bên ngoài). Điều này sẽ tạo ra những ảnh hưởng không tốt. Vì thế, các mẹ hãy cẩn trọng, tìm hiểu kỹ và nhờ các bác sĩ tư vấn một cách rõ ràng về vấn đề này.
Một lưu ý quan trọng nữa là các mẹ bị táo bón sau sinh, tuyệt đối không nên áp dụng cách thức thụt tháo để chữa táo bón. Áp lực từ cách thức này sẽ tạo ra những tổn thương tùy mức độ đối với hậu môn. Rất có thể sẽ tạo ra những triệu chứng viêm nhiễm, các tổn thương đau đớn khác.
Lưu ý rằng, nếu bạn sinh mổ, bạn sẽ cần được bác sĩ kiểm tra sức khỏe trước khi tiếp tục bất kỳ hình thức tập luyện nào. Táo bón và bệnh trĩ thường đi đôi với nhau. Nếu bạn sinh thường qua đường âm đạo, bạn có thể dễ bị trĩ hơn. Khó đi tiêu và phân cứng có thể làm cho bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn.
Táo bón sau sinh nên ăn gì
Ngoài các loại thuốc, bạn có thể hoàn toàn nâng cao giải pháp chữa táo bón sau sinh bằng nhiều phương pháp điều trị khác tại. Cụ thể, hãy tham khảo các giải pháp dưới đây:
- Uống nước mỗi ngày: Cố gắng uống từ 8-10 ly mỗi ngày. Các chất lỏng ấm như trà thảo mộc cũng có thể hữu ích. Nước rất quan trọng, vì nó không những giúp giải độc – thanh lọc cơ thể; cân bằng điện giải mà còn giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn. Đồng thời, nó giúp máu được lưu thông đều hơn; giúp quá trình tiêu hóa được hấp thụ, chuyển hóa và bài tiết một cách dễ dàng. Ngoài ra, việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng thích hợp cũng rất quan trọng.
- Chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ: Điều này quyết định lớn đến tình trạng táo bón của bạn. Hãy lựa chọn bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ vào chế độ ăn uống của mình. Thực phẩm giàu chất xơ có thể là cách bảo vệ tốt nhất của bạn. Các loại thực phẩm như: ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, đậu, trái cây tươi và rau là những thực phẩm giàu chất xơ tuyệt vời giúp hệ tiêu hóa vận động. Kết hợp với việc uống đủ nước; luyện tập sức khỏe để giúp phân mềm và dễ đi ngoài hơn.
Đừng phớt lờ sự thôi thúc – không kìm cảm giác đi đại tiện
Bạn có thể sợ đau nhiều hơn, đây lại là một trong những ảnh hưởng của vấn đề tâm lý. Nhưng bạn phải nhận thức được rằng việc nhịn đi tiêu sẽ chỉ khiến phân cứng hơn. Bạn không nên lo ngại việc đi tiêu thậm chí sợ nó.
Vì bạn hoàn toàn có thể làm chủ suy nghĩ và hành động của mình. Cố gắng đi (nhưng đừng rặn mạnh vì có thể gây ra bệnh trĩ) khi bạn cảm thấy cần phải đi. Đừng cố gượng ép bản thân chống lại cơ chế khoa học thải độc tố của cơ thể. Nó chỉ khiến tình trạng của bạn ngày càng tồi tệ hơn! Giữ một tinh thần thoải mái và hãy “xả” khi cơ thể bạn muốn đi.
Vận động: đi bộ, yoga
Đối với phụ nữ sau sinh thì đây có vẻ là điều đáng sợ. Nhưng bạn biết không, việc đi bộ, vận động có khoa học sẽ giúp cơ chế đường ruột của bạn dần trở về trạng thái cân bằng nhanh hơn. Việc táo bón sau sinh hình thành do bị tác động một phần của việc đường ruột yếu, gây khó khăn trong việc đi tiêu. Do vậy, đừng quá lo sợ! Hãy đi bộ một chút (với tốc độ chậm) vì đó thật sự là điều tốt dành cho bạn.
Có những thứ bạn cần thay đổi để tạo ra sự khác biệt hơn trong công tác của mình. Liệu rằng bạn sẽ tạo ra những ấn tượng ban đầu của chúng ta
Bổ sung men vi sinh khắc phục táo bón sau sinh
Vậy để hạn chế tình trạng táo bón, bạn sẽ phải làm gì? Một trong những khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng chính là sử dụng các thực phẩm bổ sung men vi sinh. Đây là giải pháp hiệu quả nhất giúp cải thiện; khắc phục tình trạng táo bón của bạn.
Có rất nhiều loại men vi sinh tốt nhất trên thị trường. Tuy vậy, việc lựa chọn một sản phẩm uy tín là điều không dễ dàng và bạn cần cân nhắc nhiều yếu tố. Optibac xanh lá cây nhận được sự tin dùng không những là giới chuyên môn; mà còn làm hài lòng nhiều người tiêu dùng khó tính.
Sản phẩm giúp cải thiện tốt tình trạng táo bón bằng cơ chế khoa học kích thích, sản sinh và nuôi dưỡng nhiều lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột của bạn. Bifidobacterium BB-12 có trong Optibac xanh lá cây là thành phần hỗ trợ tối ưu; giúp giải quyết dứt điểm các cơn táo bón của bạn.
Bạn có thể xem thêm các thông tin về optibac xanh lá cây review dưới đây, để rõ hơn về chi tiết cách sử dụng của men vi sinh trị táo bón này nhé.
Mua optibac xanh lá cây chính hãng tại Shopee
Xem thêm:
- Optibac có tác dụng gì? Có những loại optibac nào?
- Các men vi sinh optibac xanh, optibac hồng, optibac tím có tác dụng gì?
Các câu hỏi thường gặp liên quan đến táo bón sau sinh
Táo bón sau sinh kéo dài bao lâu?
Khó có thể nhận định về thời gian cụ thể của chứng táo bón sau sinh. Vì trên thực tế nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Tùy tình trạng từng người mà thời gian táo bón sau sinh sẽ khác nhau. Có những bà mẹ đã xuất hiện các triệu chứng của táo bón ngay sau quá trình sinh nở; một số lại lại xuất hiện từ khoảng sau 4-5 ngày; hoặc thậm chí có các trường hợp nặng hơn kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng.
Với đặc tính khó kiểm soát việc đi tiêu, phân rất khô cứng; 3-4 ngày với đi đại tiện một lần; mỗi lần đi đại tiện rất lâu và đau rát. Nếu không có những hiểu biết và cách lựa chọn giải pháp phù hợp, tình trạng của bạn sẽ ngày một phức tạp hơn.
Táo bón sau sinh bao lâu thì hết?
Đáp án cho câu trả lời này phụ thuộc vào tình trạng – mức độ nặng nhẹ khác nhau của chứng táo bón sau sinh.
Một số trường hợp các mẹ sau sinh chỉ cần cải thiện lại chế độ ăn uống của mình sao cho phù hợp hơn (do bị mức độ nhẹ) thì sẽ nhanh chóng có những biểu hiện khả quan; tích cực đối với bệnh lý của mình. Ngược lại, có nhiều chị em dù đã uống rất nhiều thuốc, được điều trị dựa trên các phác đồ chuyên sâu nhưng vẫn không đạt được hiệu quả. Thậm chí, tình trạng táo bón sau sinh còn trở nên nặng nề hơn.
Sinh thường bao lâu đi đại tiện được?
Như chúng ta đã biết, nguyên nhân của chứng táo bón sau sinh rất đa dạng. Một trong những nguyên nhân chính là do hệ tiêu hóa không ổn định; làm chậm lại quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, việc sinh thường cần có sự hỗ trợ của nhiều loại thuốc kháng sinh giảm đau. Đó cũng là yếu tố làm trì hoãn quá trình đi tiêu của bạn.
Thông thường, phải mất 2 – 3 ngày sau khi sinh mẹ mới có thể đi cầu được. Tất nhiên, khi mắc táo bón sau sinh, việc đi tiêu sẽ rất khó chịu, đau rát. Tầng sinh môn sẽ tùy vào tình trạng mà có chút ê ẩm hoặc sẽ nhói thành từng cơn. Tuy vậy, bạn không nên nhịn đi ngoài. Vì nó sẽ khiến tình trạng ngày một xấu đi. Táo bón sau sinh có thể gây áp lực lên vùng xương chậu. Vì vậy, các bà mẹ cần có một tinh thần thoải mái nhất để quá trình đào thải này diễn ra một cách tự nhiên nhất.
Sau sinh ăn nhiều rau vẫn bị táo bón sau sinh
Nhiều trường hợp sau sinh ăn nhiều rau vẫn bị táo bón. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có nhiều nguyên nhân chi phối như: tâm lý sợ đi tiêu; việc thiếu kết hợp với vận động; tác động của thuốc kháng sinh; hoặc thậm chí là chất xơ chưa thật sự phù hợp.
Để có một chế độ ăn uống giàu chất xơ hiệu quả, bạn cần xem xét về thể trạng sức khỏe hiện tại, tình trạng – diễn biến mức độ táo bón sau sinh. Từ đó, có thể lựa chọn những thực phẩm cung cấp chất xơ hiệu quả nhất. Đặc biệt, chế độ ăn chỉ là một yếu tố nhỏ trong việc cải thiện bệnh lý táo bón. Hãy uống đủ nước kết hợp với một chế độ luyện tập phù hợp để giúp tình trạng táo bón sau sinh đạt những hiệu quá tích cực nhất.
Chữa táo bón sau sinh cho mẹ đang cho con bú như thế nào?
Mẹ đang cho com bú cần kết hợp nhiều giải pháp khác nhau để có thể cải thiện tốt tính trạng táo bón sau sinh của mình. Cụ thể, một chế độ ăn hợp lý giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ.
Uống đủ nước kết hợp với chế độ luyện tập để tăng cường sức khỏe một cách tốt hơn. Đặc biệt, các cần bổ sung các loại men vi sinh giàu chất dinh dưỡng; có tác dụng tối ưu đối với hiệu quả làm giảm tình trạng táo bón. Một điều đáng lưu tâm nữa chính là thói quen đi tiêu. Đừng lo sợ cảm giác rau rát! Hãy thoải mái đi tiêu nếu cơ thể đang cần . Vì đó là cơ chế bình thường đối với cơ thể mỗi chúng ta.
Đồng thời, các mẹ cần quan tâm đến việc sử dụng các loại thuốc uống chữa bệnh táo bón. Lưu ý duy trì đủ liều lượng để tránh các tác dụng phụ; hoặc giảm thiểu tình trạng trẻ sơ sinh bị động trong việc bú sữa mẹ.
Món ăn chữa táo bón sau sinh
Để chữa táo bón sau sinh hiệu quả, các bà mẹ cần quan tâm đến việc bổ sung chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng như: Lúa mạch, bột yến mạch, cam, táo, cà rốt, rau diếp xoăn, củ cải đường rất giàu chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan giúp hấp thụ nước vào lòng ruột. Đây là cơ chế khoa học quan trọng giúp làm mềm phân hơn.
Ngoài ra, việc tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều magie cũng rất cần thiết
Món ăn vặt giàu chất xơ cho bà bầu và cả gia đình
Hoạt chất này giúp kích hoạt các enzyme phân hủy thức ăn thành những phân tử nhỏ giúp quá trình tiêu hóa được diễn ra dễ dàng; hỗ trợ chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho cơ thể một cách tốt hơn. Đặc biệt, thiếu hụt magie cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa và bệnh lý táo bón. Chuối, đậu phụ, các loại rau lá xanh,… đều là những thực phẩm giàu magie.
Nguyên tắc vàng trong chế độ ăn chữa táo bón sau sinh
Các mẹ nên tuân thủ việc ăn uống đúng giờ khoa học nhất: nên ăn các bữa ăn nhỏ (4-5 bữa/ngày) thay vì 3 bữa ăn chính. Đồng thời, hãy bổ sung tối thiểu 3 lít nước mỗi ngày để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
Táo bón sau sinh có nguy hiểm không?
Nếu ở tình trạng nhẹ thì táo bón sau sinh hoàn toàn được chữa khỏi thông qua sử dụng thuốc cùng chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, các mẹ không được có tâm lý chủ quan. Phải luôn nhớ phòng bệnh hơn chữa bệnh. Và nếu trường hợp, bệnh tình đang ở trạng thái phức tạp, thì cần bình tĩnh; lựa chọn những giải pháp điều trị, hỗ trợ để sớm chữa trị dứt điểm tình trạng này.
Chủ quan, hoặc để táo bón sau sinh kéo dài quá lâu có thể sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như:
- Tăng nguy cơ bị bệnh trĩ: Khi bị táo bón, phân sẽ khô, cứng, đè nén tạo ra áp lực lên trực tràng khiến cho tĩnh mạch ở dưới niêm mạc chịu áp lực lớn; gây ra cản trở cho quá trình lưu thông của máu. Lâu dần, sẽ hình thành bệnh trĩ với nhiều cơn đau dai dẳng hơn; ảnh hưởng lớn đến tâm lý và cả sức khỏe của người bệnh.
- Nhiễm độc tiêu hóa: Phân ứ đọng không thoát được ra ngoài; các chất độc vẫn còn tồn tại trong cơ thể lâu ngày sẽ gây nên các tình trạng như: đầy bụng, buồn nôn,…
- Sa tử cung: Đây là một biến chứng thường gặp và nguy hiểm. Sức khỏe sau sinh của phụ nữ rất yếu. Dạ con chưa được co thắt lại nên việc rặn quá sức từ việc đi tiêu sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng, gây ra bệnh sa tử cung.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ để khắc phục táo bón sau sinh?
Táo bón sau sinh rất phổ biến và thường giải quyết bằng các biện pháp đối phó lối sống thích hợp. Nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn. Có một số triệu chứng “cờ đỏ” mà bạn nên đề phòng.
Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn bị táo bón và có các triệu chứng liên quan sau đây:
- Máu hoặc chất nhầy trong phân của bạn
- Táo bón xen kẽ với tiêu chảy
- Chảy máu trực tràng quá mức
- Phồng phồng nghiêm trọng, đau đớn ở âm đạo, âm hộ và / hoặc đáy chậu
- Đau trực tràng dữ dội
- Đau bụng dữ dội
- Bạn không đi tiêu vào ngày thứ 3 sau khi sinh con
Lời kết
Táo bón sau sinh có thể là nỗi lo lớn với nhiều bà mẹ. Chính nó cũng ảnh hưởng; tạo ra các rào cản tâm lý trong quá trình tiếp nhận lẫn điều trị triệt để táo bón sau sinh.
Điều quan trọng là các mẹ không nên quá lo lắng! Hãy bình tĩnh, đánh giá chính xác tình trạng của mình; theo dõi và cân nhắc lựa chọn các giải pháp phù hợp theo những lời khuyên – chỉ định từ các chuyên gia.
Luôn giữ tinh thần lạc quan; duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống giàu chất xơ kết hợp bổ sung các men vi sinh cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, uống đủ nước và vận động thể thao nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị táo bón sau sinh diễn ra một cách tốt nhất.
Men vi sinh trị táo bón dành cho bà bầu và cho con bú
Mong rằng, bài phân tích này sẽ giúp các mẹ hiểu được thế nào là táo bón sau sinh củng các khía cạnh liên quan. Chúc bạn đọc và đặc biệt là các mẹ sẽ duy trì được một sức khỏe tốt cho bản thân và mái ấm của mình.