Tưởng rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người già, nhưng không, đột quỵ không trừ độ tuổi nào cả. Và đột quỵ có thể đến đột ngột bất cứ lúc nào khi máu cung cấp lên não bị ngưng trệ do vỡ mạch máu hay tắt mạch máu. Vậy cụ thể đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào và thường xảy ra khi nào?
Cùng VietNuTri bổ sung thêm những thông tin hữu ích giúp bạn chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa đột quỵ.
Table of Contents
Đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào?
Đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào? Đột quỵ vốn là căn bệnh cấp tính cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây tử vong bất cứ lúc nào nếu không được điều trị và sơ cứu kịp thời. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết căn bệnh nguy hiểm này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Vậy đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào? Đây là điều mà tất cả chúng ta đều cần phải tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân.
Đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào? Đột quỵ ở trẻ sơ sinh
Đột quỵ từ bao nhiêu tuổi? Một điều tưởng chừng rất khó xảy ra nhưng thực tế đột quỵ từ độ tuổi rất bé như trẻ sơ sinh lại là điều hoàn toàn có thể. Thời gian trẻ sơ sinh có nguy cơ đột quỵ thường rơi vào 28 ngày đầu sau khi sinh.
Nguyên nhân đột quỵ ở trẻ sơ sinh
Một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở trẻ sơ sinh có thể đến từ tác động của quá trình sinh nở. Khi đó, những áp lực ảnh hưởng đến động tĩnh mạch ở đầu bé có thể dẫn tới sự hình thành của các cục máu đông. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở trẻ sơ sinh.
Ngoài tác động từ quá trình sinh nở, trẻ còn gặp phải tình trạng mất nước kết hợp với mật độ máu dày hơn nhiều so với người lớn khiến dễ hình thành các cục máu đông. Lý do này dẫn đến nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, mọi người thường lầm tưởng rằng đây là căn bệnh này không thể xảy ra với độ tuổi còn quá nhỏ này. Vì khi hỏi đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào, người ta thường chỉ nghĩ đến những người già lớn tuổi và có sức khỏe yếu.
Đừng bỏ qua cách phòng ngừa đột quỵ
Triệu chứng đột quỵ ở trẻ sơ sinh
Động kinh là dấu hiệu nhận biết đột quỵ ở trẻ sơ sinh. Bởi bé còn quá nhỏ, các dấu hiệu như liệt nửa người, vấn đề ngôn ngữ, mất khả năng giữ thăng bằng… rất khó để nhận biết.
- Bé có những chuyển động đạp chân bất thường.
- Bé cứ nhìn chằm chằm.
- Co giật nhanh và đơn lẻ ở một cánh tay, hoặc chân, hoặc toàn bộ cơ thể.
- Co giật liên tục ở cơ mặt, lưỡi hoặc các vùng khác.
- Bé được khoảng sáu tuần đến sáu tháng tuổi, nếu có xu hướng dùng tay phải hoặc trái nhiều hơn thì đây cũng là một dấu hiệu của đột quỵ. Bởi dấu hiệu “thuận tay” thường không xuất hiện cho đến khi bé được khoảng 12 tháng tuổi.
Chẩn đoán đột quỵ ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?
- Có thể chẩn đoán đột quỵ ở trẻ sơ sinh từ khi bé còn trong bụng mẹ. Đó là chụp cộng hưởng từ cho thai nhi (MRI).
- Trẻ sơ sinh bị co giật cần được siêu âm và chụp cắt lớp CT ở đầu.
- Một số xét nghiệm khác: Arteriogram não, còn gọi là chụp mạch não (MRA) và chụp tĩnh mạch trên MRI.
Ngăn ngừa đột quỵ ở trẻ sơ sinh
- Phòng ngừa đột quỵ ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ: Đảm bảo thai nhi nhận được lưu lượng máu khỏe mạnh.
- Thai phụ ăn uống lành mạnh, tuyệt đối nói không với rượu bia, thuốc lá.
- Thai phụ tránh tình trạng mất nước.
Đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào? Đột quỵ ở trẻ nhỏ
Đột quỵ từ bao nhiêu tuổi? Câu trả lời là ngay cả trẻ nhỏ cũng có nguy cơ đột quỵ.
Đối với trẻ nhỏ, đột quỵ từ đâu mà ra? Nguyên nhân trẻ em cũng bị đột quỵ có thể xuất phát từ những chấn thương trong sinh hoạt khi trẻ vô tình rời khỏi tầm mắt quan sát của người lớn. Chính những chấn thương không mong muốn này có thể gây nhiễm trùng hoặc túi phình trong mạch não.
Tương tự như với người lớn, đột quỵ méo miệng hoặc chân tay yếu, co giật, hôn mê cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Đây cũng là những biểu hiện cảnh báo cho nguy cơ đột quỵ ở trẻ nhỏ trên 6 tuổi.
Tuy nhiên, đột quỵ từ cơn đau đầu ở trẻ dưới 6 tuổi thường khiến người lớn khó nhận biết và phòng ngừa hơn.
Đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào? Đột quỵ ở giới trẻ tuổi
Độ tuổi thanh niên được xem là thời gian tràn đầy năng lượng và nhiệt quyết nhất. Điều này không có nghĩa đột quỵ người trẻ sẽ ít nguy cơ xảy ra hơn. Ngược lại, những trường hợp đột quỵ xảy ra ở giới trẻ lại ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân đột quỵ ở giới trẻ
Những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ thường xuất phát từ dị dạng mạch máu não hoặc cách bệnh liên quan đến tim mạch.
Cụ thể như rối bệnh van tim, phình động mạch hay rối loạn đông máu.
Ngoài ra, ở người trẻ tuổi rất dễ gặp phải tình trạng cholesterol cao, stress do áp lực công việc hay bệnh tăng huyết áp. Do vậy, đột quỵ ở thanh niên là điều mà những người trẻ không nên chủ quan để xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ có gì khác biệt?
Một số triệu chứng phổ biến nhận biết đột quỵ ở giới trẻ:
- Một bên mặt rủ xuống, chảy xệ hoặc lệch hẳn đi.
- Người bệnh bỗng dưng khó nói, không thể nói hoặc không hiểu lời người khác nói.
- Một nửa người bị yếu đi đột ngột, không cử động được (rõ ràng nhất ở tay và chân).
- Thị lực bị suy giảm.
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nôn ói…
Đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào? Đột quỵ ở người cao tuổi
Những người cao tuổi là đáp án thường được nghĩ đến đầu tiên khi trả lời câu hỏi “đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào?”. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng thậm chí là tử vong cho người lớn tuổi.
Bên cạnh đó, đột quỵ ông già, bà già hay gọi chung là đột quỵ ở người cao tuổi vốn rất phổ biến hiện nay. Vì tuổi càng lớn các chức năng sinh lý của họ càng suy giảm. Đặc biệt, chức năng điều tiết của hệ thần kinh trung ương cũng bị hạn chế. Đây là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh về tim mạch.
Đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào? Câu trả lời chính là có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Do vậy, tất cả chúng ta đều không nên chủ quan và thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của chính mình. Đặc biệt, với những người thân đã lớn tuổi, chúng ta cần quan tâm để kịp thời nhận biết sớm những dấu hiệu của đột quỵ.
Có thể bạn quan tâm:
- Nhận biết những dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần, 30 ngày và cách phòng chống
- Cách chăm sóc người bị đột quỵ giúp bệnh nhân nhanh hồi phục
Đột quỵ thường xảy ra khi nào?
“Đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào?” được xem là vấn đề đáng quan tâm hiện nay khi căn bệnh này ngày càng gia tăng và trở nên phổ biến hơn. Ngoài ra, đột quỵ thường xảy ra khi nào cũng là điều mà hầu hết mọi người nên tìm hiểu để phòng tránh.
Vì nếu không phát hiện kịp thời, căn bệnh sẽ để lại nhiều di chứng khiến cuộc sống sau này của người bệnh gặp nhiều khó khăn hơn. Điển hình như đột quỵ méo mặt hoặc liệt nửa người hay mất trí nhớ. Đáng tiếc hơn, căn bệnh còn có thể gây tử vong nếu người bệnh không được kịp thời phát hiện và sơ cứu. Vậy đột quỵ thường xảy ra khi nào?
Đột quỵ thường xảy ra khi nào? Đột quỵ khi uống rượu
Bên cạnh việc quan tâm đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào thì chúng ta vẫn phải luôn chú ý đến sức khỏe của bản thân và gia đình. Đặc biệt, rượu bia là một trong những thức uống cực kỳ phổ biến trong đời sống hiện nay. Việc lạm dụng chúng có thể dẫn đến một số bệnh như rối loạn nhịp tim hay tăng huyết áp. Đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
Khi uống rượu bia, mạch máu sẽ bị thương tổn đồng thời dễ dàng dẫn đến xơ vữa động mạch và hình thành máu đông. Ngoài ra, việc uống rượu trước khi ngủ có thể dẫn đến huyết áp tăng đột ngột. Chính vì vậy, đột quỵ khi uống rượu là trường hợp dễ xảy ra và bất kì ai cũng không được chủ quan.
Đột quỵ thường xảy ra khi nào? Đột quỵ sau khi tắm đêm
Với một số người do đặc thù công việc thì mãi đến khuya mới có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân. Một trong những việc làm đầu tiên sau ngày dài mệt mỏi chính là đắm mình dưới vòi sen và loại bỏ mọi bụi bẩn lẫn mệt mỏi. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng đột quỵ vì tắm khuya cũng đã trở thành tình trạng phổ biến không kém hiện nay.
Nguyên nhân đột quỵ sau khi tắm đêm
Khi tắm đêm, nhiệt độ cũng như trạng thái của cơ thể sẽ bị thay đổi một cách đột ngột và nhanh chóng. Điều này tác động đến các mạch máu cũng như ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và hô hấp.Việc lưu thông máu lên não gặp khó khăn nên có thể dẫn đến đột quỵ sau tắm đêm.
Thực tế, nhiều người vẫn rất chủ quan và thường xuyên tắm đêm mặc dù đã được cảnh báo trước. Thế nhưng, đột quỵ tắm đêm là điều hoàn toàn có thể xảy ra với bất cứ ai một cách đột ngột và không báo trước.
Những trường hợp dễ gây nguy hiểm nhất khi tắm đêm
- Sau khi vận động mạnh hay luyện tập với cường độ cao: Cơ thể đang ra nhiều mồ hôi, nếu tắm ngay sẽ dễ bị choáng váng, thiếu máu não, thậm chí đau tim, ngất xỉu… Chỉ nên lau khô người và để thân nhiệt ổn định trở lại.
- Sau khi uống rượu bia: Tắm đêm sau khi uống rượu bia sẽ gây hoa mắt, chóng mặt, tay chân bủn rủn, hạ đường huyết, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Vừa mới ốm nặng xong: Cơ thể còn yếu, thân nhiệt cao hơn bình thường do vừa mới ốm xong. Nếu tắm đêm sẽ có nguy cơ đột quỵ cao.
- Người đang mang thai tuyệt đối không tắm đêm.
- Khi bạn đang quá no hoặc quá đói, không nên tắm ngay.
- Khi huyết áp thấp không nên tắm.
- Trước và sau khi massage 1 tiếng không nên tắm.
Đột quỵ trong lúc ngủ
Đột quỵ lúc ngủ là điều hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ ai.
Nguyên nhân đột quỵ trong lúc ngủ
Nguyên nhân thường do nhồi máu cơ tim hoặc tăng huyết áp đột ngột. Một số trường hợp, cơ thể đã có những cảnh báo bằng những dấu hiệu đột quỵ trước đó. Tuy nhiên, nhiều người thường không quan tâm và chủ quan.
Thêm vào đó những vấn đề khác tác động như ăn khuya, căng thẳng hay lo lắng sẽ dẫn đến đột quỵ xảy ra lúc ngủ. Khi đó, khả năng phát hiện thấp hơn nhiều dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Những thói quen xấu làm tăng nguy cơ đột quỵ trong lúc ngủ
- Thường xuyên uống rượu bia trước khi ngủ sẽ khiến huyết áp tăng nhanh, máu truyền tới não nhiều, dễ gây đột quỵ nhồi máu não.
- Ăn khuya cũng là một trong những thói quen khiến tăng nguy cơ đột quỵ trong lúc ngủ.
- Dùng các thiết bị điện tử quá mức trước khi ngủ.
Phòng ngừa đột quỵ lúc ngủ
- Hạn chế uống rượu bia, ăn khuya buổi tối trước khi ngủ.
- Hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Trước khi đi ngủ, không sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều.
- Ăn uống đúng bữa, luyện tập thể thao ban ngày.
- Nếu có các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, rung nhĩ… hãy nhớ thường xuyên kiểm tra các chỉ số của cơ thể.
- Sử dụng tinh dầu thông đỏ để cải thiện sức khỏe, phòng ngừa đột quỵ.
Tham khảo: Tinh dầu thông đỏ loại nào tốt nhất?
Đột quỵ thường xảy ra khi nào? Đột quỵ sau khi tập thể dục
Đột quỵ thường xảy ra khi nào luôn là vấn đề cần quan tâm hiện nay. Bên cạnh những cảnh báo trên thì đột quỵ cũng có thể xảy ra sau khi tập thể dục.
Vì sau khi vận động, nhịp tim sẽ đập nhanh hơn. Điều này dẫn đến huyết áp cũng tăng theo và xuất hiện các cơn thiếu máu não. Tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến xuất huyết não và đột quỵ xảy ra.
Những sai lầm dễ làm tăng nguy cơ đột quỵ sau khi tập thể dục:
- Tập thể dục quá sức.
- Tập thể dục ở cầu thang thoát hiểm, hầm đi bộ (đây là những nơi bí, thiếu oxy).
- Tắm ngay sau khi tập thể dục.
- Dậy sớm tập thể dục khi trời lạnh.
Đột quỵ mùa hè
Khi thời tiết quá nóng nực và vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể thì rất dễ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt. Đây cũng là lý do vì sao đột quỵ mùa nóng cũng thường xảy ra. Để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra, khi thời tiết quá nóng không nên hoạt động mạnh ngoài trời cũng như tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Đột quỵ mùa đông
Khi trời lạnh, huyết áp có thể tăng đột ngột do co mạch máu. Đồng thời, nhiệt độ quá thấp còn làm giảm lưu lượng máu lên não do lòng mạch bị thu hẹp. Đây là một trong số những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khi vào mùa đông. Đặc biệt, đột quỵ khi trời lạnh thường xảy ra ở người già vì cơ thể dễ nhiễm lạnh.
Đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào và thường xảy ra khi nào? Với những chia sẻ từ VietNuTri, hy vọng đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích cho sức khỏe của chính bạn và những người thân xung quanh mình. Hãy quan tâm đến sức khỏe ngay bây giờ!