Kiểm soát bệnh tiểu đường cho cuộc sống không đột quỵ!

mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và đột quỵ

Share This Post

Bệnh tiểu đường gần như làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ, nhưng bạn vẫn có thể sống tốt với bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ đột quỵ nếu bạn tuân thủ các lời khuyên và điều trị. Bằng cách tuân thủ theo các phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định và lời khuyên về lối sống lành mạnh, bạn có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho sức khỏe tương lai của mình.

Trong bài viết này, Vietnutri sẽ gửi đến bạn các thông tin chi tiết về bệnh tiểu đường, mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và đột quỵ, cùng với tổng hợp các lời khuyên về lối sống lành mạnh dành cho những người có bệnh tiểu đường.

Mối liên hệ giữa bệnh tiêu đường và đột quỵ
Bệnh tiểu đường làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ

Những điều bạn nên biết về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là một tình trạng khiến lượng đường trong máu tăng cao. Mức đường huyết (đường) lúc đói từ 126 miligam trên decilít (mg / dL) là nguy hiểm. Hầu hết thực phẩm chúng ta ăn được tiêu hóa và chia cắt thành glucose để cung cấp năng lượng cho chúng ta. Glucose đi vào máu của một người và di chuyển đến các tế bào khắp cơ thể sau khi thức ăn được tiêu hóa.  Để glucose đi vào tế bào và cung cấp năng lượng, nó cần một loại hormone gọi là insulin. Tuyến tụy chịu trách nhiệm sản xuất insulin này với số lượng thích hợp.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường Loại 1, tuyến tụy không tạo ra insulin. Nó thường phát bệnh từ thời thơ ấu, nhưng những người lớn cũng có thể bị mắc bệnh này. Tiểu đường loại 1 chiếm khoảng 10% số bệnh nhân tiểu đường

Ở những người mắc bệnh tiểu đường Loại 2, tuyến tụy tạo ra quá ít insulin, hoặc các cơ, gan và chất béo không sử dụng insulin theo đúng cách. Kết quả là, những người bị tiểu đường không được điều trị sẽ tích tụ quá nhiều glucose trong máu và các tế bào của họ không nhận đủ năng lượng. Đây chủ yếu là căn bệnh xảy ra ở người lớn, chiếm khoảng 90% số người bệnh tiểu đường.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và đột quỵ
Những con số đáng báo động về bệnh tiểu đường và đột quỵ

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Nhiều người có xu hướng không nhận ra là mình bị tiểu đường, vì nó có xu hướng phát triển chậm. Một số người chỉ được chẩn đoán sau khi họ bị đột quỵ.

Các triệu chứng chính của tiểu đường loại 1 và 2 là:

  • Khát nước
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Thường bị tưa miệng
  • Vết thương lâu lành
  • Thị lực giảm, nhìn mờ

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được chẩn đoán bằng xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu, nó cho bạn biết mức HbA1c để đánh giá đường huyết trung bình của bạn trong hai đến 3 tháng qua. Xét nghiệm dung nạp glucose (GTT) kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi uống siro đường.

Tiền tiểu đường

Bệnh tiểu đường loại 2 có thể phát triển trong nhiều năm và lượng đường trong máu của bạn có thể tăng dần. Nếu xét nghiệm máu cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao hơn bình thường, nhưng không đủ cao để được chẩn đoán là bệnh tiểu đường, bạn có thể được thông báo là bị tiền tiểu đường. Nhiều người có thể ngăn chặn được sự tiến triển này bằng cách lựa chọn lối sống lành mạnh hơn như giảm cân và vận động nhiều hơn. Hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ của bạn để được tư vấn.

Mỗi liên hệ giữa bệnh tiểu đường và đột quỵ

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và đột quỵ liên quan đến cách cơ thể hấp thụ và điều hòa glucose trong máu để tạo ra năng lượng.  Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu. Nó có thể làm cho mạch máu trở nên cứng và cũng có thể gây ra sự tích lũy mỡ, chất béo. Những thay đổi này có thể tạo ra cụng máu đông, di chuyển đến não và gây đột quỵ.

Những người bị tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần so với những người không bị tiểu đường. Họ cũng có xu hướng mắc bệnh tim hoặc đột quỵ ở độ tuổi sớm hơn những người không mắc bệnh tiểu đường.

Những người bị tiền tiểu đường có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, nhưng cũng có thể mắc bệnh tim và đột quỵ. Cứ 2 phút lại có một người Mỹ trưởng thành mắc bệnh tiểu đường phải nhập viện vì đột quỵ. Ở Việt Nam, mỗi ngày có 80 người tử vong do tiểu đường, và hơn 29,000 ca tử vong có nguyên nhân liên quan đến tiểu đường

Hiểu biết về các yếu tố rủi ro của bạn để phòng ngừa sớm đột quỵ

  • Bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, mức đường huyết cao
  • Mỡ bụng quá mức, vòng bụng quá lớn: Nam: eo trên 101.6 cm, nữ eo trên 88.9 cm
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Hút thuốc
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và đột quỵ
Kiểm soát chế độ ăn để thay đổi mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và đột quỵ

Nắm bắt các chỉ số của bạn

Một bước quan trọng khác là kiểm tra thường xuyên và trao đổi với bác sĩ để đảm bảo rằng bạn đang làm tất cả những gì có thể để giữ gìn sức khỏe. Điều này bao gồm việc biết các chỉ số ABC của bệnh tiểu đường, sẽ giúp bạn kiểm soát được các mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và đột quỵ.

ABC của bệnh tiểu đường  Chỉ số mục tiêu
Kiểm tra A1C (HbA1C)

Xét nghiệm này cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong ba tháng qua. Thử nghiệm nên được thực hiện hai đến bốn lần một năm.

Dưới 7%
Huyết áp Mục tiêu huyết áp của hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường là dưới 140/90
mm Hg.
Cholesterol Các nghiên cứu cho thấy tổng lượng cholesterol lý tưởng vào khoảng 150 mg / dL và khoảng 100 mg / dL đối với cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C, còn được gọi là cholesterol “xấu”).

Bệnh tiểu đường có xu hướng làm giảm mức cholesterol “tốt” và tăng mức chất béo trung tính và cholesterol “xấu”.

Hút thuốc Nếu bạn bỏ thuốc lá

• Bạn sẽ giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và các tình trạng sức khỏe khác

• Mức đường huyết, huyết áp và cholesterol của bạn có thể cải thiện

• Tuần hoàn máu của bạn sẽ được cải thiện • bạn có thể dễ dàng hoạt động thể chất hơn

Sống khỏe với bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ đột quỵ

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và đột quỵ
Thay đổi lối sống là chìa khóa cho mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và đột quỵ

Những người bị bệnh tiểu đường có thể sống lâu, sống khỏe mạnh, không bị bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác. Nhận biết mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và đột quỵ là bước đầu tiên để giảm nguy cơ đột quỵ.

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho tim mạch. Ăn nhiều rau và trái cây, tự nấu ăn thay vì sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Cắt giảm muối và chất béo trong các bữa ăn chính và ăn nhẹ có thể giúp kiểm soát huyết áp và giúp giảm cân. Hãy tham khảo chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để có được khẩu phần ăn phù hợp cho người tiểu đường.
  • Ăn ít nhất 30g chất xơ mỗi ngày, hoặc 14g cho 1000 kcal
  • Không hút thuốc lá kể cả thuốc lá điện tử. Cho dù có bị bệnh tiểu đường hay không, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
  • Duy trì cân nặng hợp lý. Luôn luôn ghi nhớ vòng bụng càng to, thì vòng đời càng ngắn
  • Tập thể dục hàng ngày. Ngay cả bơi, đi bộ nhanh hoặc làm việc nhà cũng có thể cải thiện sưc khỏe của bạn và góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về bất kỳ chương trình tập thể dục nào để chắc chắn nó phù hợp với bạn nếu bạn đang dùng insulin hoặc huyết áp quá cao.
  • Hạn chế rượu bia; 1 ly cho phụ nữ và 2 ly cho nam giới
  • Học cách quản lý cẳng thẳng giảm stress. Tâm trí bạn xứng đáng được cải thiện hơn là bị dồn ép với những công việc luôn khiến bạn lo lắng không ngừng!
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ điều trị

Các thuốc điều trị bệnh tiểu đường loại 2

Mục này nhằm cung cấp thông tin chung. Bạn phải luôn tuân thủ lời khuyên và phương pháp điều trị của bác sĩ.

Nhiều người mắc tiểu đường loại 2 cần được điều trị bằng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu. Metformin là loại thuốc kê đơn phổ biến nhất. Nếu metfformin đơn lẻ không thể làm cho lượng đường trong máu của bạn giảm xuống mức phù hợp, bác sĩ sẽ điều chỉnh hoặc kết hợp thuốc khác.

Có thể sẽ mất thời gian để có biết được loại thuốc phù hợp hoặc liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy luôn trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc thắc mắc nào về điều trị của mình.

Một số thuốc kê đơn điều trị bệnh tiểu đường khác:

  • Sulfonylureas dạng viên uống bao gồm glibenclamide, glimepiride, glicazide, tolbutamide, và glipizide
  • GLP-1 dạng tiêm bao gồm: dulaglutide, exenatide, liraglutide, và lixisenatide
  • Pioglitazon viên uống
  • Thuốc ức chế SGLT2: dapagliflozin, canagliflozin, empagliflozin
  • Gliptins (thuốc ức chế DPP-4): linagliptin, sitagliptin, saxagliptin, và vildagliptin.
  • Insulin
  • Các loại thuốc khác: acarbose, meglitinides

Tổng kết, mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và đột quỵ

Mặc dù bạn có thể sẽ không loại bỏ hết tất cả nguy cơ đột quỵ, nhưng có những điều bạn có thể làm để giảm các yếu tố nhất định và tăng cơ hội sống lâu, khỏe mạnh, không bị đột quỵ. Và đây là một số mẹo

Tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát bệnh tiểu đường và các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác, chẳng hạn như tăng huyết áp và cholesterol (Mỡ máu).

  • Hạn chế uống rượu
  • Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên.

Bạn có các câu hỏi hoặc cần tư vấn về đột quỵ và bệnh tiểu đường, hãy gửi về cho chúng tôi ở phần bình luận.

Xem thêm các bài viết về đột quỵ và các yếu tố nguy cơ:

Nguồn tham khảo: American Stroke Association:

  • https://www.stroke.org/en/about-stroke/stroke-risk-factors/diabetes-and-stroke-prevention.
  • https://www.stroke.org.uk
Bài viết nhằm chia sẻ thông tin đến cộng đồng, và không nhằm thay thế cho bất kỳ lời khuyên y tế nào. Vui lòng cân nhắc, xem xét các yếu tố rủi ro và lợi ích trong các sự lựa chọn của bạn. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ sai sót nào xảy ra đối với các quyết định của bạn. Xem thêm chi tiết về chính sách bảo mật và tuyên bố khước từ trách nhiệm.

Đánh giá bài viết
5/5

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời Dinh một ly cà phê nhé!

Tham gia cộng đồng Marketing Dược thực chiến!

Mỗi tuần bạn sẽ nhận được 02 bài viết miễn phí. Không Spam!

More To Explore

Bạn muốn tối Ưu hiệu quả của chiến dịch marketing dược