Chế độ dinh dưỡng khoa học rất quan trọng đối với người sau đột quỵ. Đột quỵ nên ăn uống gì, kiêng ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe, cải thiện nhanh các biến chứng và phòng ngừa tái phát? Nên luyện tập như thế nào để tăng cường sức khỏe và phòng chống đột quỵ?
“Chính sức khỏe mới là sự giàu có thực sự, không phải vàng và bạc.” – Mahatma Gandhi
Hãy để VietNuTri gợi ý đến bạn chế độ dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe cho người đột quỵ nhé!
Table of Contents
Đột quỵ nên ăn uống gì? Nguyên tắc dinh dưỡng cho người đột quỵ
Đột quỵ nên ăn uống gì? Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp người sau đột quỵ nhanh chóng lấy lại sức khỏe.
- Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thực đơn dành cho người sau đột quỵ cần đảm bảo: Cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng giữa Protein, chất béo và carbohydrate.
- Nên ưu tiên thực phẩm rau, củ, khoai, cơm, mì, bún, miến… duy trì 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày.
- Chế biến những món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa.
- Lưu ý người sau đột quỵ nên giảm lượng muối, đường trong chế độ ăn mỗi ngày.
- Người sau đột quỵ nên ăn uống từ 3-4 bữa/ngày, tránh ăn quá no.
Người sau đột quỵ nên ăn uống gì để nhanh chóng phục hồi sức khỏe?
Đột quỵ được biết đến là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong bất cứ lúc nào nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Do vậy, người sau đột quỵ cần có chế độ ăn uống hợp lý để nhanh chóng phục hồi sức khỏe cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Vậy người sau đột quỵ nên ăn uống gì để cải thiện được sức khỏe?
Bị đột quỵ ăn gì tốt cho sức khỏe? Các loại cá với hàm lượng dinh dưỡng cao
Chế độ ăn uống là một trong những vấn đề cần được quan tâm đầu tiên khi không may gặp phải căn bệnh nguy hiểm này. Vì vậy, sau đột quỵ nên ăn gì là vấn đề thắc mắc của chính bệnh nhân lẫn những người chăm sóc.
Một gợi ý khá hay với những ai đang cần xây dựng thực đơn, chọn thực phẩm cho người sau khi đột quỵ đó chính là chế biến món ăn từ các loài cá. Không chỉ cung cấp chất đạm cần thiết cho cơ thể, cá còn chứa hàm lượng acid béo omega – 3 khá cao.
Ngoài ra, cá còn là nguồn thực phẩm rất tốt cho tim mạch vì hạn chế được tình trạng hình thành những mảng bám trong lòng mạch. Nếu chưa biết sau đột quỵ nên ăn uống gì thì cá là thực phẩm đầu tiên thích hợp để đưa vào khẩu phần ăn người bệnh.
Sau khi bị đột quỵ ăn gì tốt cho sức khỏe? Rau xanh và các loại trái cây tươi
Người sau khi bị đột quỵ ăn gì để nhanh chóng phục hồi sức khỏe? Ngoài cá thì rau xanh và một số loại trái cây tươi cũng là nguồn thực phẩm cho người sau đột quỵ thích hợp để thêm vào thực đơn của người bệnh.
Chất xơ có trong rau xanh và trái cây ngoài giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa thì còn có khả năng kiểm soát lượng đường có trong máu. Do vậy, chất xơ có ý nghĩa khá đặc biệt trong việc kiểm soát cân nặng cũng như ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
Không chỉ có hàm lượng chất xơ cao, những loại rau có màu xanh đậm còn chứa nhiều acid folic. Acid folic được biết đến là một trong những chất có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa và giảm nguy cơ đột quỵ ở người. Trong đó, cam và kiwi được xem là hai loại quả rất có lợi cho những người có tiền sử về bệnh huyết áp.
Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi khác như kali và các chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, các loại đậu hay sản phẩm ngũ cốc cũng là gợi ý hay giúp trả lời cho câu hỏi đột quỵ thì ăn gì?
Đột quỵ nên ăn uống gì để nhanh hồi phục sức khỏe? Các loại nước ép trái cây
Bị đột quỵ ăn gì, uống gì để nhanh hồi phục sức khỏe? Nước ép trái cây là thực phẩm cho người sau đột quỵ giúp cơ thể dễ hấp thụ các dưỡng chất hơn.
- Táo: Giúp cải thiện tuần hoàn máu và chống xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bị tai biến mạch máu não.
- Ổi: Nhiều chất xơ, axit folic, đồng, vitamin C. Ổi giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa tích cực cho người đột quỵ.
- Chuối: Cải thiện lưu thông máu ở não, phòng ngừa tai biến.
- Kiwi: Giàu vitamin C, kali. Kiwi rất tốt cho người đang trong giai đoạn phục hồi sau đột quỵ.
- Quả mâm xôi, dâu tây: Giàu vitamin C. Nên ăn 1-3 trái dâu tây/mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng.
- Cam, quýt: Giàu vitamin và chứa hợp chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.
- Bí xanh, bí đỏ: Giàu vitamin C và chất chống oxy hóa polyphenol, rất tốt cho sức khỏe người bị đột quỵ.
- Cà chua: Chứa lycopene (chất chống oxy hóa mạnh mẽ), nhiều vitamin C.
Người sau đột quỵ nên ăn uống gì? Một số loại sữa, đặc biệt là đậu nành
Sau khi đột quỵ nên ăn uống gì? Bên cạnh những thực phẩm bổ dưỡng trên, bệnh nhân sau đột quỵ nên bổ sung một cốc sữa mỗi ngày.
- Sữa ít béo: Giúp hạ huyết áp, hỗ trợ phòng ngừa tai biến.
- Sữa bò hữu cơ: Cải thiện tình trạng tai biến.
- Sữa đậu nành không đường: Tốt cho sức khỏe người sau đột quỵ.
- Sữa gạo: Giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, hạ huyết áp.
Dùng tinh dầu thông đỏ phòng chống đột quỵ, điều hòa huyết áp
Người sau đột quỵ nên ăn uống gì? Ngoài chế độ dinh dưỡng, sử dụng thêm tinh dầu thông đỏ để giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt và phòng ngừa đột quỵ.
- Tinh dầu thông đỏ hỗ trợ cho việc tiêu hóa tốt, giúp người bệnh hấp thụ các chất dinh dưỡng và nhanh chóng lấy lại sức khỏe.
- Tinh dầu thông đỏ giúp thông huyết mạch, ổn định huyết áp.
- Tinh dầu thông đỏ đẩy lùi mỡ máu, tăng cường sức chịu đựng mao mạch giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Tìm hiểu thêm về tinh dầu thông đỏ – Bí quyết làm sạch mạch máu, ngăn ngừa đột quỵ.
Xem thêm: Tinh dầu thông đỏ có tác dụng gì? Lý do khiến loại tinh dầu này đắt giá
Người sau đột quỵ nên ăn uống gì? Gợi ý thực đơn cho người đột quỵ nhanh hồi phục
Sau đột quỵ ăn gì? VietNuTri sẽ gợi ý thực đơn tham khảo để chế biến và chăm sóc cho người đột quỵ.
Người đột quỵ nên ăn gì vào bữa sáng?
- Ăn bánh mì, uống sữa lúa mạch hoặc bánh quy chấm sữa.
- Có thể thay đổi khẩu vị cho người bệnh dễ ăn hơn với các món khác như: Cháo hàu, súp…
- Trái cây cho bữa sáng có thể chọn táo, cam, bưởi hoặc ép trái cây thành nước uống.
Đột quỵ nên ăn uống gì vào bữa trưa và buổi tối?
- Bữa ăn đảm bảo đầy đủ: Thịt nạc (không quá 150g), cá, rau xanh, trái cây.
- Thịt bò rất tốt cho người sau đột quỵ.
- Các loại rau củ quả: cải bó xôi, cải bắp, cải cúc, súp lơ, rau muống… rất tốt cho người bệnh phục hồi sức khỏe sau đột quỵ.
- Thịt và rau nên chế biến luộc hoặc hấp (hạn chế dầu mỡ).
- Cá thu, cá hồi, cá ngừ… thì nên hấp hoặc sốt.
Đột quỵ nên ăn uống gì vào các bữa phụ?
Bữa phụ nên ăn trái cây, các loại hạt. Có thể chế biến ngũ cốc, nước ép trái cây để dễ uống hơn.
Người sau đột quỵ nên uống sữa đậu nành mỗi ngày 1 cốc sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Gợi ý thực đơn cho người bị đột quỵ ăn gì, uống gì?
- Thực đơn 1 cho người bị tai biến mạch máu não
+ Sáng: Cháo trắng hột vịt muối (cháo tô vừa, ½ quả hột vịt muối) + một trái chuối.
+ Trưa: Nửa chén cơm, món thịt bò (50g) xào bông cải (100g), canh mướp (100g) nấu nghêu (20g), tráng miệng đu đủ (100g).
+ Chiều: 1 chén cơm, món cá lóc kho tộ, rau sống (100g), canh chua cá, sương sâm
+ Bữa tối: 200ml sữa bò tươi.
- Thực đơn 2 phòng ngừa đột quỵ, phục hồi sức khỏe sau đột quỵ
+ Bữa sáng: Cháo tôm nõn + hoàng kỳ.
+ Bữa trưa: Cơm, cá ngừ sốt cà chua, rau luộc, canh cải cúc thịt băm, tráng miệng trái cây hoặc nước ép trái cây.
+ Bữa phụ: Hoa quả, hạt khô hoặc bánh quy. Uống nước vừng đen giúp lưu thông khí huyết.
+ Bữa tối: Uống sữa gạo hoặc dùng món óc lợn hầm thuốc bắc (chỉ nên dùng 1-2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 30-50 gram.
- Thực đơn 3
+ Sáng: Cháo hàu hoặc cháo hạt sen. Tráng miệng trái cây.
+ Trưa: Cơm, món thịt luộc, rau sống, canh bí nấu xương, tráng miệng trái cây.
+ Chiều: Cơm, món cá thu sốt cà cà chua/sốt cam/hấp chanh/kho sấu, canh cá chua ngọt, uống nước vừng đen hoặc nước ép trái cây.
+ Tối: Uống sữa gạo hoặc sữa bò tươi.
Ngoài ra, nên sử dụng thêm tinh dầu thông đỏ để phòng chống đột quỵ, hỗ trợ điều trị các bệnh huyết áp, tiểu đường.
Tham khảo: Cách sử dụng viên tinh dầu thông đỏ – Bí quyết làm sạch mạch máu!
Người sau đột quỵ nên kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe?
Ngoài chú ý về việc sau đột quỵ nên ăn uống gì thì người bệnh cũng cần lưu ý thêm về những thức ăn nên kiêng.
Tránh ăn quá mặn
Thói quen ăn quá mặn là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp. Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ ở người bệnh. Do vậy, bệnh nhân cần giảm lượng muối trong khẩu phần cũng như hạn chế dùng các loại thức ăn nhanh và đóng hộp.
Hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để giữ cân nặng và chăm sóc sức khỏe.
Đột quỵ tránh ăn gì? Các thức ăn lên men, gây kích thích
Người sau đột quỵ, tai biến không nên dùng rượu chè, cà phê, gia vị cay nóng.
Nói không với rượu bia và các chất kích thích khác
Các chất kích thích như rượu bia nếu quá lạm dụng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của người dùng. Đặc biệt, uống quá nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ ở người bệnh.
Đồng thời, bia rượu và các chất kích thích khác còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh của người sau khi đột quỵ.
Đột quỵ tránh ăn gì? Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo
Người sau đột quỵ tránh ăn gì? Ngoài kiêng rượu bia, người sau đột quỵ còn cần phải tránh ăn những thực phẩm, món ăn chứa nhiều chất béo. Điển hình như những món chiên rán chứa nhiều chất béo no.
Bên cạnh đó, người bệnh còn cần tránh những món sử dụng bơ, thịt mỡ, sữa đặc có đường hay nội tạng động vật. Vì đây chính là những nguyên nhân gây ra bệnh xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ tái phát đột quỵ.
Đột quỵ tránh ăn gì? Trong khẩu phần ăn cần giảm nước
Người bệnh sau đột quỵ không bài tiết được nhiều nước và muối, chức năng thận kém. Vì thế trong khẩu phần ăn cần giảm nước.
Một vài lưu ý về chế độ ăn uống của người sau đột quỵ
Việc tìm hiểu sau đột quỵ nên ăn uống gì không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tái phát mà còn nhanh chóng giúp sức khỏe được cải thiện và phục hồi. Ngoài biết được nên ăn uống gì, kiêng ăn gì thì người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý.
Bệnh nhân sau đột quỵ vẫn có thể ăn được
Thức ăn được cắt nhỏ, băm nhuyễn hay dạng lỏng như súp, cháo, sữa thích hợp dành cho những bệnh nhân sau đột quỵ vì dễ tiêu hóa và hấp thụ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể chia thành nhiều bữa trong ngày và tránh việc ăn quá no.
Bệnh nhân sau khi đột quỵ không tự ăn được
Tư thế thích hợp để giúp việc cung cấp lượng thức ăn qua ống thông mũi, dạ dày dễ dàng hơn là nửa nằm nửa ngồi. Lượng thức ăn có thể chia thành nhiều bữa trong ngày để người bệnh dễ hấp thụ và tiêu hóa.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp người bệnh nhanh phục hồi sau đột quỵ
Ngoài dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt cũng rất quan trọng nếu muốn nhanh phục hồi sau đột quỵ.
- Vận động nhẹ nhàng (không tập nặng hay gắng sức): Mỗi ngày dành cho khoảng 30 phút để đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng. Yoga cũng là một lựa chọn tốt cho người sau đột quỵ.
- Kết hợp chế độ ăn và tập luyện để giảm cân: Tập trung vào bữa sáng (tuyệt đối không bỏ bữa sáng), bữa trưa ăn vừa phải, tối ăn ít. Không để bụng rỗng và cũng đừng ăn quá no (nam vòng bụng <90cm, nữ <80cm). Tránh ăn đồ ngọt khiến cân nặng mất kiểm soát.
- Nói không với rượu bia, thuốc lá.
- Giữ tinh thần tốt, tránh để căng thẳng, stress.
- Điều trị tốt bệnh cao huyết áp (vì đây là nguyên nhân gây đột quỵ.
- Phòng ngừa và điều trị tốt đái tháo đường.
- Điều trị rung nhĩ, rối loạn lipid máu.
“Không giống như người ta thường nghĩ, hầu hết các căn bệnh không đột ngột ập đến tấn công ta. Nền tảng của chúng đã được xây dựng trong hàng năm trời với chế độ ăn sai lầm, sự phóng túng không điều độ, sự lao lực quá mức, và những xung đột nội tâm về đạo đức, chầm chậm xói mòn sinh lực của chúng ta.” – Paul Tournier
Chế độ ăn uống rất quan trọng không chỉ đối với người bị đột quỵ. Hãy quan tâm đến sức khỏe của bạn ngay bây giờ, đừng để đến khi bệnh ập đến mới bắt đầu biết lo và quan tâm.
Người sau đột quỵ nên ăn uống gì, kiêng ăn gì, sinh hoạt thế nào? Bỏ túi ngay những chia sẻ từ VietNuTri để chăm sóc bản thân hoặc người thân của mình nhé!