Đau bụng là những cơn đau xuất hiện giữa vùng ngực và vùng chậu. Đau bụng có thể biểu hiện bằng các cơn đau âm ỉ, đau quặn, từng cơn, hoặc đau nhói. Viêm hoặc các bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan trong ổ bụng có thể là nguyên nhân đau bụng. Các cơ quan chính nằm trong ổ bụng bao gồm:
- Ruột (ruột non và ruột già)
- Thận
- Ruột thừa (một phần của ruột già)
- Lách
- Dạ dày
- Túi mật
- Gan
- Tụy
Nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng cũng ảnh hưởng đến dạ dày và ruột và cũng có thể là nguyên nhân đau bụng ở người lớn, trẻ em, nam hoặc nữ, kể cả bà bầu.
Trong bài viết này, Vietnutri sẽ gửi đến bạn những thông tin chi tiết về nguyên nhân đau bụng phổ biến, kèm theo cách phân biệt nguyên nhân theo vị trí cơn đau… Kết thúc bài viết, bạn sẽ biết khi nào cần đến gặp bác sĩ để giải quyết các cơn đau bụng.
Table of Contents
Nguyên nhân đau bụng thường gặp
Đau bụng có thể do nhiều bệnh lý gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là nhiễm trùng, phát triển bất thường, viêm hoặc tắc nghẽn và rối loạn tiêu hóa.
Nhiễm trùng ở cổ họng, ruột và máu có thể khiến vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào đường tiêu hóa của bạn, dẫn đến đau bụng. Những bệnh nhiễm trùng này có thể gây ra những thay đổi trong hệ tiêu hóa chẳng hạn như tiêu chảy, hoặc táo bón.
Các nguyên nhân đau bụng phổ biến khác có liên quan đến đường tiêu hóa bao gồm: táo bón, tiêu chảy, viêm dạ dày ruột (do cúm), trào ngược acid dạ dày, nôn mửa, và stress.
Các cơn đau do táo bón có thể âm ỉ, hoặc đau quặn khi bị tiêu chảy, nhưng sẽ hết sau khi đi tiêu. Các trường hợp trào ngược acid dạ dày gây ra triệu chứng ợ nóng và các triệu chứng khác, có thể bao gồm đau bụng vùng thượng vị, phía trên rốn, gần với xương mỏ ác của bạn.
Một số trường hợp táo bón mãn tính hoặc stress kéo dài có thể là nguyên nhân gây đau bụng thường xuyên.
Các bệnh đường tiêu hóa cũng có thể gây đau bụng mãn tính. Phổ biến nhất là: bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hội chứng ruột kích thích hoặc co thắt đại tràng (một chứng rối loạn gây đau quặn bụng và làm thay đổi nhu động ruột), bệnh viêm ruột (bệnh crohn), không dung nạp lactose (không có khả năng tiêu hóa lactose, loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa, là nguyên nhân đau bụng khi uống sữa).
Nguyên nhân gây đau bụng dữ dội bao gồm: vỡ hoặc gần vỡ nội tạng (chẳng hạn như vỡ ruột thừa, hoặc viêm ruột thừa), sỏi mật, sỏi thận hoặc viêm thận cấp.
Các kiểu đau bụng
Có 3 kiểu đau bụng: đau nội tạng, đau thành bụng (màng bụng), và đau lan man khắp cả bụng.
Các cơn đau nội tạng có thể khu trú tại một vị trí, đau như chuột rút (co thắt cơ), hoặc các cơn đau quặn. Cơn đau khu trú thường chỉ giới hạn ở một vùng bụng. Kiểu đau này thường do vấn đề ở một cơ quan cụ thể. Nguyên nhân phổ biến nhất của cơn đau tại chỗ là loét dạ dày (vết loét hở trên bề mặt bên trong dạ dày).
Các cơn đau ở cơ quan rộng như ruột, dạ dày thường là cơn đau ngắt quãng, trong khi cơn đau tại các cơ quan rắn như gan diễn ra liên tục.
Đôi khi bệnh tiến triển, đau nội tạng có thể trở thành cơn đau thành bụng, do kích thích thành phúc mạc bụng. Các cơn đau này thường là đau buốt và có thể khu trú vào một vị trí cụ thể.
Đau như chuột rút có thể liên quan đến tiêu chảy, táo bón, chướng bụng hoặc đầy hơi. Ở phụ nữ, nó có thể liên quan đến kinh nguyệt, sẩy thai hoặc các biến chứng sinh sản. Các cơn đau này đến và đi, và có thể biến mất mà không cần chữa trị.
Đau dữ dội là một triệu chứng của tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như sỏi mật hoặc sỏi thận. Cơn đau này xảy ra đột ngột và có thể có cảm giác như bị co rút cơ nghiêm trọng.
Dựa vào vị trị đau để có nhận định ban đầu về nguyên nhân đau bụng
Vị trí cơ đau bụng có thể là một manh mối về nguyên nhân của nó. Bạn có thể xen xét các cơn đau của mình theo các mô tả sau đây:
Đau bụng lan tỏa khắp bụng
Các cơn đau khắp bụng, không xác định vùng cụ thể có thể do: viêm ruột thừa, bệnh crohn, chấn thương, hội chứng ruột kích thích, nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc do cúm. Có thể do bệnh ure huyết (tích tụ các chất thải trong máu của bạn).
Tình trạng đau bụng kết hợp nôn mửa, tiêu chảy có thể do viêm dạ dày ruột do nhiễm trùng cấp tính hoặc ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân đau bụng lan tỏa không thể khu trú.
Đau vùng bụng dưới
Một số người thường bị đau bụng dưới, âm ỉ hoặc đau quặn, nguyên nhân có thể là viêm ruột thừa, tắc ruột hoặc mang thai ngoài tử cung.
Ở phụ nữ, đau ở cơ quan sinh sản vùng bụng dưới có thể do: đau bụng kinh dữ dội, u nang buồng trứng, sẩy thai, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu hoặc thai ngoài tử cung.
Cơn đau dữ dội đến từng đợt có thể do sỏi thận. Nguyên nhân đau bụng dưới ở nam có thể do xoắn hoặc chấn thương tinh hoàn.
Nguyên nhân đau bụng dưới bên phải có thể do
Viêm ruột thừa, thoát vị (khi một cơ quan nhô ra qua một điểm yếu của cơ bụng), nhiễm trùng thận, ung thư, cúm.
Một số triệu chứng tiêu hóa khác có thể đi kèm với đau bụng dưới như: bụng sưng, căng hoặc đầy hơi, phân có máu (màu đỏ hoặc đen như hắc ín), táo bón, tiêu chảy, đau bụng xì hơi nhiều, khó tiêu, buồn nôn, nôn, hoặc cần đi đại tiện gấp.
Các triệu chứng toàn thân khác có thể gặp: đau nhức cơ thể, sốt, co thắt cơ, đau khi quan hệ tình dục, đau hoặc rát khi đi tiểu, đau, tê, hoặc ngứa ran, có thể sờ thấy khối ở bụng hoặc vùng chậu, phát ban, sụt cân không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân đau bụng trên
Các vấn để ở cơ quan nằm phía trên như dạ dày, tá tràng, tụy và mật thường gây ra các cơn đau vùng thượng vị, hay là đau bụng trên hoặc đau xung quanh rốn.
Đau vùng thượng vị kết hợp với đầy bụng, ợ chua hoặc buồn nôn được gọi là chứng khó tiêu, và thường do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, viêm tụy hoặc bệnh loét dạ dày tá tràng. Các bệnh lý này thường là nguyên nhân đau bụng trên rốn.
Nguyên nhân đau bụng trên bên phải
Đau vùng bụng trên, bên phải thường có thể do viêm gan, chấn thương, viêm phổi hoặc viêm ruột thừa, sỏi mật.
Đau hạ sườn phải thường liên quan đến gan hoặc ống dẫn mật, chẳng hạn viêm gan cấp tính, sỏi mật, viêm túi mật cấp tính, và cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc thượng vị.
Nguyên nhân đau bụng trên bên trái
Lá lách to, táo bón (phân cứng không thể đào thải được), chấn thương, nhiễm trùng thận, ung thư. Một số trường hợp đau bụng trên có thể do đau tim (nhồi máu cơ tim vùng hoành).
Đau vùng hạ sườn trái có thể trùng lặp với các nguyên nhân gây đau thượng vị, chẳng hạn như viêm tụy đau lan ra sau lưng nhưng cũng có thể do lá lách.
Các câu hỏi thường gặp khác về nguyên nhân đau bụng
Nguyên nhân đau bụng ở trẻ em
Nhiều trẻ bị đau bụng và cơn đau có thể thuyên giảm sau vài giờ mà không cần điều trị đặc biệt, và thường không tìm được nguyên nhân. Một số trường hợp trẻ em đau bụng do các vấn đề đường tiêu hóa hoặc các bệnh như đã nêu trên.
Những nguyên nhân thường gặp là:
- Các vấn đề đường ruột, táo bón, hoặc hội chứng ruột kích thích
- Nhiễm trùng: viêm dạ dày ruột do virus hoặc vi khuẩn, nhiễm trùng thận, bàng quang…
- Do thực phẩm, hoặc ăn quá nhiều, ngộ độc hoặc dị ứng thực phẩm.
- Viêm ruột thừa, tắc ruột hoặc lồng ruột
- Đối với các bé gái tuổi dậy thì nguyên nhân có thể do đau bụng kinh
Đối với trẻ sơ sinh, đau bụng gây ra cơn khóc dạ đề nguyên nhân do trào ngược dạ dày, thường xảy ra vào một khung giờ cố định nào đó trong ngày. Hãy ẵm đứng bé, và cho bé bú thành nhiều cữ nhỏ.
Một số trẻ sơ sinh thường bị đầy hơi, chướng bụng do hút khí vào bụng khi bú mẹ hoặc bú bình. Để giúp bé giảm đau, bạn có thể massage bụng cho bé.
Nếu tình trạng đau bụng của trẻ nhẹ, kèm tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, bạn có thể bổ sung men vi sinh lợi khuẩn cho bé vào chế độ ăn. Nếu bé đau bụng kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi để được điều trị.
Nguyên nhân đau bụng khi mang thai
Một số cơn đau bụng khi mang thai không phải là bất thường, nhưng đôi khi nó khiến bạn lo lắng. Cơn đau có thể âm ỉ, nhức, hoặc sắc như dao đâm.
Các nguyên nhân kể trên có thể gây ra đau bụng ở bà bầu mặc dù nó không liên quan đến bào thai. Đau bụng cho đầy hơi thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt khi thai càng lớn, là do hàm lượng hormone progesterone tăng. Progesteron làm giảm nhu động ruột, giữ thức ăn lại lâu hơn, tạo điều kiện cho khí sinh ra trong đường tiêu hóa dẫn đến đầy hơi.
Để giảm đau bụng do đầy hơi khi mang thai, bạn hãy thử ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, uống nhiều nước, tập thể dục. Nhận biết các thực phẩm dễ gây đầy hơi, khó tiêu như thực phẩm chiên xào, bắp cải, đồ uống có ga.
Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai có thể là do táo bón trong thai kỳ. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên ăn chế độ ăn nhiều chất xơ, vận động nhẹ nhàng, uống đủ nước, bổ sung men vi sinh lợi khuẩn cho bà bầu có thể giúp giảm táo bón.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều phụ nữ cảm tháy đau như đau bụng kinh, hoặc đau thắt ở bụng dưới, điều này là bình thường vì trứng đang bám vào tử cung.
Nguyên nhân khác có thể do thai ngoài tử cung, cơn đau thường xảy ra ở bụng dưới hoặc xương chậu, chảy máu âm đạo, đau lưng dưới. Triệu chứng nặng hơn khi nguy cơ vỡ ống dẫn trứng bao gồm: đau đột ngột, dữ dội, yếu, mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu.
Đau dây chằng tròn cũng có thể là nguyên nhân đau bụng âm ỉ ở bà bầu. Có 2 dây chằng tròn lớn chạy từ tử cung qua bẹn, để hỗ trợ tử cung. Khi tử cung căng ra để chứa em bé đang lớn của bạn, các dây chằng cũng vậy. Điều này gây ra đau âm nhói hoặc đau âm ỉ ở bụng, hông hoặc háng. Thay đổi tư thế, hắt hơi, hoặc ho có thể gây đau dây chằng tròn, điều này thường xảy ra ở cuối thai kỳ.
Nguyên nhân đau bụng dưới sau khi quan hệ
Đau bụng trong hoặc sau khi quan hệ có thể xảy ra ở cả nam và nữ do các nguyên nhân: căng cơ, hoặc tư thế quan hệ không thoải mái, vấn đề về đường ruột (táo bón và đầy hơi hoặc hội chứng ruột kích thích), nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ gây đau và áp lực trong xương chậu, bệnh lậu hoặc chấn thương tình cảm trong quá khứ có liên quan đến tình dục.
Nguyên nhân đau bụng sau khi quan hệ ở phụ nữ: thâm nhập sâu vào cổ tử cung, u nang buồng trứng, rụng trứng, u xơ tử cung, viêm âm đạo, bệnh viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, hoặc tử cung nghiêng.
Nguyên nhân đau bụng ở nam giới có thể do viêm tuyến tiền liệt, gây đau vùng chậu trong và sau khi quan hệ.
Nguyên nhân ăn xong đau bụng
Một số người thường xuyên bị đau bụng sau khi ăn, hoặc cứ ăn vào là đau bụng, cơn đau quặn bụng, âm ỉ, đau trên rốn hoặc đau khắp bụng, các cơn đau có thể giảm sau khi đi vệ sinh.
Nguyên nhân đau bụng sau khi ăn phổ biến là do ngộ độc hoặc dị ứng thực phẩm, ăn quá nhiều, đầy hơi, khó tiêu, viêm dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích.
Xem thêm: men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón, tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích
Nguyên nhân đau bụng kinh
Trong kỳ kinh nguyệt, tử cung của bạn co lại để đẩy niêm mạc ra ngoài, gây ra các cơn đau ở vùng bụng dưới. Với một số người chỉ đơn thuần là cảm giác khó chịu, nhưng với người khác có thể là cơn đau dữ dội, cản trở hoạt động hàng ngày.
Các triệu chứng của đau bụng kinh bao gồm: đau nhói, hoặc đau thắt ở bụng dưới. Cơn đau bắt đầu từ 1 đến 3 ngày trước khi có kinh, đạt đỉnh điểm 24 giờ sau khi bắt đầu có kinh và giảm dần sau 2 đến 3 ngày. Thường là đau âm ỉ, liên tục, đau lan xuống lưng dưới và đùi của bạn.
Một số phụ nữ có kèm thêm các biểu hiện buồn nôn, phân lỏng, đau đầu, chóng mặt.
Nguyên nhân khác có thể do lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, bệnh dị tật, bệnh viêm vùng chậu, hẹp cổ tử cung.
Optibac tím cho phụ nữ, giúp phòng ngừa bệnh phụ khoa
Nguyên nhân đau bụng khi đói
Đau bụng trên bên trái khi đói với con đau âm ỉ, đau buốt, hoặc nóng rát có thể là triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.
Một số trường hợp được gọi là “cơn đói” do dạ dày co bóp mạnh khi trống rỗng, hoặc do cơ thể bạn đang có thói quen ăn một lượng thức ăn nhất định hoặc ăn vào những thời điểm cụ thể trong ngày.
Những yếu tố ảnh hưởng đến cơn đói bao gồm: các chất kích thích, môi trường sống, lượng thức ăn bạn ăn, thiếu ngủ, căng thẳng hoặc lo lắng, não của bạn phát tín hiệu thèm ăn một món thú vị.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Đau bụng nhẹ có thể biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ cần đi khám để xác định nguyên nhân đau bụng và cách thức điều trị. Hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế nếu bạn có đau bụng kèm các triệu chứng sau đây:
- Phân có máu
- Sốt cao trên 38 độ
- Nôn ra máu hoặc buồn nôn, nôn kéo dài
- Vàng da hoặc mắt
- Sưng hoặc đau dữ dội ở bụng
- Khó thở
- Đau bụng kéo dài trên 24 tiếng
- Táo bón kéo dài
- Nôn mửa
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
Phụ nữ mang thai nên đến gặp bác sĩ khi có cơn đau kéo dài nhiều giờ, đau dữ dội, nhiễm trùng tiể, chảy máu âm đạo, sốt.
Tổng kết, làm thế nào để ngăn ngừa đau bụng
Không phải tất cả nguyên nhân đau bụng đều có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ đau bụng bằng cách: ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, uống nước thường xuyên, luyện tập thể dục đều đặn, ăn nhiều bữa nhỏ.
Nếu bạn bị rối loạn đường ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn, hãy tuân thủ chế độ ăn uống mà bác sĩ đã đưa ra để giảm thiểu sự khó chịu. Nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản, không ăn trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.
Nằm xuống ngay sau khi ăn có thể gây ợ chua và đau bụng. Vì vậy, hãy cố gắng đợi ít nhất 2 giờ sau khi ăn rồi mới nằm xuống.
Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy, táo bón, hoặc tiêu chảy xen kẽ táo bón hãy bổ sung men vi sinh lợi khuẩn đường ruột để cải thiện hệ vi khuẩn ruột, giúp giảm các tình trạng đau bụng và các triệu chứng liên quan.
Bạn có trải nghiệm về các chứng đau bụng hoặc các kinh nghiệm xử lý, hãy chia sẻ với Vietnutri ở phần bình luận.
Các bài viết liên quan:
- Review Men vi sinh lợi khuẩn Bifina có tốt không?
- Phân biệt 5 Nguyên nhân ăn xong đau bụng và cách khắc phục!
- Top 5 Men vi sinh nào tốt nhất cho người lớn và trẻ em!
- Hệ vi khuẩn đường ruột là gì? Những vi sinh vật nhỏ bé nhưng có tác động lớn đến sức khỏe!