Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì?

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Share This Post

Rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đa dạng khác nhau khiến người bệnh khó nắm bắt như: đau bụng, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy,… Tình trạng này làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc.

Một trong những thắc mắc trong việc tìm ra giải pháp cho bệnh lý này là rối loạn tiêu hóa nên ăn gì; rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì? Cùng Vietnutri điểm qua những thực phẩm hữu ích trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa.

1. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Đối với những người bị rối loạn tiêu hóa, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Do vậy, việc tuân thủ một chế độ ăn với những loại thực phẩm bổ ích là điều nên thực hiện. Vậy rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Cùng điểm qua thực đơn đầy các dưỡng chất sau đây nhé!

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

1.1. Táo – Nguồn cung cấp chất xơ hảo hạng

Hàm lượng chất xơ Pectin có trong táo là dưỡng chất cực tốt cho vấn đề điều trị rối loạn tiêu hóa. Nếu bạn còn băn khoăn không biết rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì đây là một thực phẩm chất lượng dành cho bạn. 

Chất xơ này được phân hủy trong ruột kết bởi vi khuẩn có lợi. Do đó làm tăng khối lượng phân và di chuyển qua đường ruột nhờ đó sử dụng để hỗ trợ điều trị táo bón và tiêu chảy rất tốt. Không những thế, chất xơ có trong táo được chứng minh có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột.

1.2. Chuối – Kích hoạt điện giải cho cơ thể

Trong chuối có chứa hàm lượng kali cao, giàu chất điện giải, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, mà thật không khó để hiểu tại sao chuối được xem là loại trái cây vàng cho hệ tiêu hóa. 

Đặc biệt hơn, chuối giúp hấp thu các chất dịch còn tồn dư trong lòng ruột; khôi phục hệ vi khuẩn có lợi; giúp giảm tiêu chảy. Đồng thời, nếu bạn có những biểu hiện như nôn, ói thì chuối có thể giúp bạn hạn chế được tình trạng này.

1.3. Sữa chua –  Sức mạnh của lợi khuẩn 

Hàm lượng probiotic cao cùng nhiều lợi khuẩn có trong sữa chua có tác dụng cải thiện tiêu hóa; giữ cho đường ruột luôn khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Sữa chua được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Chính vì vậy mà sữa chua có khả năng hỗ trợ điều trị táo bón; ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài…

1.4. Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn chuẩn chất lượng – Optibac hồng

Optibac hồng được biết đến là thương hiệu nổi tiếng được phát triển trên nền tảng cung cấp các lợi khuẩn tự nhiên cho cơ thể. Tùy theo đối tượng sử dụng, Optibac hồng có 3 loại tương ứng với các giai đoạn phát triển; nhằm đảm bảo tính cân bằng về liều lượng, thể chế dinh dưỡng khoa học.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Chính từ cơ chế cung cấp các lợi khuẩn cho người sử dụng nên đây là một sản phẩm tự nhiên, an toàn đối với hệ tiêu hóa của bạn.

Optibac hồng gồm những sản phẩm sau:

  • Dành cho bé sơ sinh đến 3 tuổi (OptiBac Probiotics For your baby)
  • Loại dành cho bé từ 1 đến 12 tuổi (OptiBac Probiotics For babies & children)
  • Dành cho bà bầu (Optibac Probiotics For pregnancy)
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Mua optibac hồng chính hãng trên shopee.

Xem thêm thông tin về các thực phẩm cung cấp Lợi khuẩn khác:

Optibac hồng review – Lăng kính trải nghiệm về Opitbac hồng liệu có thực sự tốt không?

Optibac tím có tốt không? Optibac tím có dùng được cho bà bầu không?

1.5. Vitamin C từ trái cây  

Vitamin luôn là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài khả năng chống oxy hóa mạnh, đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể, Vitamin C có trong các loại quả như cam, quýt, bưởi, ổi rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chúng giúp làm êm dịu hệ thống đường ruột. Do đó, sẽ giúp hạn chế các tình trạng mất nước do bị tiêu chảy,

1.6. Gừng – Đánh bay đầy hơi, khó tiêu nhanh chóng

Chúng ta đều biết, gừng từ lâu đã có chức năng kháng viêm, kháng khuẩn. Nhưng ít ai biết được rằng, gừng còn giúp hỗ trợ tiêu hóa cực hiệu quả. Nhờ sử dụng gừng, các triệu chứng như nôn, rối loạn tiêu hóa gần như được loại bỏ. 

Chính các hoạt chất có trong gừng đã làm tăng nhu động co bóp để đẩy thức ăn xuống ruột non; giúp giảm tối đa các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, tình trạng co thắt dạ dày…

1.7. Khoai lang và đu đủ – Bộ đội kích thích hệ tiêu hóa

Dây là 2 loại thực phẩm dinh dưỡng rất tốt đối với hệ tiêu hóa của chúng ta. Nhờ vào hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate dồi dào nên khoai lang có khả năng phòng ngừa; hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày. Đồng thời ngăn ngừa các gốc tự do.  

Enzyme giúp tiêu hóa mạnh Papain chính là thành phần nổi trội giúp đu đủ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích như: đầy hơi, táo bón… Do đó, đu đủ là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa.

2. Rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì?

Ngoài những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, chúng ta cũng cần quan tâm đến những “kẻ thù” của hệ tiêu hóa trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. 

2.1. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, chế biến nhiều lần là nhóm thực phẩm người bị rối loạn tiêu hóa nên tránh. Nếu dung nạp vào cơ thể nhiều loại thức ăn này sẽ làm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài trở nên trầm trọng.

2.2. Nhóm thực phẩm tái, sống

Các loại thịt tái, nộm, rau sống, gỏi cá, tiết canh… chưa được chế biến chín tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại cho đường ruột. Không những thế khi dùng nhóm thực phẩm, bạn có thể gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. 

 Người bị rối loạn tiêu hóa vẫn dùng các loại thực phẩm này có thể gây ngộ độc thực phẩm ngay.

2.3. Thức ăn nhiều đường

Các loại bánh ngọt, nước ngọt, socola… là kẻ thù cho người bị rối loạn tiêu hóa. Các loại thực phẩm này có thể làm tăng áp lực cho dạ dày, đại tràng; làm nặng thêm các tình trạng ợ hơi, ợ chua và đầy bụng. 

2.4. Bia, rượu, chất kích thích

Đây là nhóm thực phẩm bạn nên hạn chế hoặc không sử dụng trước khi nó gây hại lâu dài đến sức khỏe của bạn. Bia, rượu, chất kích thích làm cản trở quá trình tiêu hóa, trao đổi chất. Vì vậy mà bạn sẽ dễ mắc bệnh hơn.

2.5. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Một trong những lưu ý quan trọng chính là người bị rối loạn tiêu hóa thường không dung nạp lactose. Do đó sữa và các chế phẩm từ sữa nên loại khỏi thực đơn của bạn.

3. Những lưu ý từ chuyên gia

Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng của bạn đang có dấu hiệu tăng lên, mức độ ngày càng nghiêm trọng kéo dài thì bạn nên chủ động đi khám tại các chuyên khoa để tìm nguyên nhân. Điều này giúp bạn có được kiểm tra và chẩn đoán một cách chính xác về tình trạng hiện tại của bạn. Đồng thời, hạn chế những trường hợp rối loạn tiêu hóa liên quan đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Danh mục bạn cần chú ý để hỗ trợ tốt quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa

  • Bạn có thể ăn các loại cháo thay vì cơm trong chế độ ăn của mình: cháo dinh dưỡng, cháo bí đỏ, cháo thịt bằm,…
  • Tuân thủ ăn đủ bữa, tránh bỏ bữa hoặc ăn quá no.
  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi, ăn uống hợp vệ sinh, nên hâm nóng lại các thức ăn để nguội.
  • Bổ sung đầy đủ từ  2 – 3 lít nước/ngày.
  • Thời gian sinh hoạt, làm việc khoa học, tránh thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
  •  Luôn lạc quan, giữ tinh thần thoải mái, tránh những căng thẳng 
  • Kết hợp luyện tập thể dục thể thao để tối ưu chế độ bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Lời kết

Vấn đề dinh dưỡng trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp một việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp bạn có một sức khỏe toàn diện.

Vietnutri hi vọng với những chia sẻ thông qua bài viết, các bạn sẽ biết được rối loạn tiêu hóa nên ăn gì. kiêng gì; và những vấn đề có liên quan.

Bài viết nhằm chia sẻ thông tin đến cộng đồng, va không nhằm thay thế cho bất kỳ lời khuyên y tế nào. Vui lòng cân nhắc, xem xét các yếu tố rủi ro và lợi ích trong các sự lựa chọn của bạn. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ sai sót nào xảy ra đối với các quyết định của bạn. Xem thêm chi tiết về chính sách bảo mật và tuyên bố khước từ trách nhiệm.
Đánh giá bài viết
5/5

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời Dinh một ly cà phê nhé!

Tham gia cộng đồng Marketing Dược thực chiến!

Mỗi tuần bạn sẽ nhận được 02 bài viết miễn phí. Không Spam!

More To Explore

Bạn muốn tối Ưu hiệu quả của chiến dịch marketing dược